Hiện nay, việc xác định thời điểm để tính thiệt hại trong các vụ án về xâm phạm trật tự quản lý kinh tế còn nhiều mâu thuẫn giữa Toà án và Viện kiểm sát.
Ví dụ như vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại thành phố Hồ Chí Minh.
Tại phiên toà sơ thẩm (TAND thành phố Hồ Chí Minh), đại diện VKS cho rằng thiệt hại cần được xác định tại thời điểm khởi tố vụ án. Trong khi đó, Hội đồng xét xử xác định thời điểm tính thiệt hại là thời điểm các bị cáo thực hiện hành vi phạm tội. Bản án sơ thẩm đã được VKSND thành phố Hồ Chí Minh kháng nghị.
Tại phiên toà phúc thẩm, VKS vẫn giữ nguyên quan điểm về cách xác định thời điểm tính thiệt hại. Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm bác kháng nghị của VKS về vấn đề xác định thời điểm tính thiệt hại, cho rằng việc xác định thời điểm tính thiệt hại của Toà cấp sơ thẩm là đúng.
Việc xác định thiệt hại rất quan trọng trong các vụ án này, đó là căn cứ để xác định khung hình phạt cũng như trách nhiệm bồi thường của người phạm tội. Qua thực tiễn xét xử, có thể nhận thấy rằng có 2 quan điểm khác nhau trong cách xác đinh thiệt hại của các cơ quan tiến hành tố tụng:
Trước đây, việc xác định thiệt hại trong các vụ án về chức vụ cũng xảy ra các quan điểm mâu thuẫn tương tự. Ngày 30/12/2020, HĐTP TANDTC ban hành Nghị quyết số 03/2020/NQ-HĐTP đã cơ bản giải quyết được mâu thuẫn trên. Cụ thể, tại khoản 2 điều 10 Nghị quyết quy định cụ thể:
…
2. Thiệt hại tài sản làm căn cứ để xử lý hình sự tùy từng trường hợp cụ thể được xác định như sau:
a) Trường hợp thiệt hại xảy ra tại thời điểm tội phạm được thực hiện thì thiệt hại được xác định tại thời điểm này; đối với tội phạm liên tục, kéo dài thì thiệt hại được xác định tại thời điểm tội phạm được phát hiện ngăn chặn hoặc tội phạm kết thúc.
b) Trường hợp thiệt hại xảy ra hoặc kéo dài sau khi tội phạm được thực hiện hoặc sau khi tội phạm đã kết thúc thì thiệt hại được xác định tại thời điểm thiệt hại được ngăn chặn.
c) Trường hợp không thể xác định được thiệt hại theo hướng dẫn tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều này thì thiệt hại được xác định tại thời điểm khởi tố vụ án."
Nhưng phạm vi điều chỉnh của Nghị quyết này tương đối hẹp, chỉ điều chỉnh đối với nhóm tội phạm liên quan đến tham nhũng và chức vụ. Vì vậy cần hoàn thiện quy định pháp luật liên quan đến cách xác định thiệt hại trong các vụ án xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế để việc giải quyết vụ án được thống nhất và đảm bảo thu hồi tài sản Nhà nước bị thất thoát, lãng phí.
Những đề xuất hoàn thiện và thống nhất quy định pháp luật về vấn đề này:
________________________________________________________________________________
Hãy để lại tin nhắn hoặc liên hệ Việt Nhật theo những cách thức sau để được tư vấn:
Facebook: Văn Phòng Luật Sư Việt Nhật LLP
Youtube: Văn phòng Luật Sư Việt Nhật LLP
Email: luatsuvietnhat@gmail.com
Hotline: 037 5244 218
Địa chỉ:
- Văn phòng: 965/42c Quang Trung, Phường 14, quận Gò Vấp, TP.HCM.