Thấu hiểu - Sẻ chia
Menu

HÒA GIẢI CÓ LÀ THỦ TỤC BẮT BUỘC TRONG VỤ ÁN DÂN SỰ?

  • 29/10/2021

Trong quá trình tranh chấp, hòa giải luôn được xem là thủ tục đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người thắc mắc rằng: Hòa giải là gì? Hòa giải có phải là thủ tục bắt buộc trong vụ án dân sự không?

1. Hòa giải là gì?

Hòa giải trong tố tụng dân sự là hoạt động tố tụng do Tòa án tiến hành theo pháp luật tố tụng dân sự nhằm trở thành một bên thứ ba trung gian giúp đỡ các đương sự thỏa thuận, thương lượng với nhau về giải quyết vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án; góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân là các bên tranh chấp thông qua vai trò trung gian của Tòa án.

2. Hòa giải có là thủ tục bắt buộc trong quá trình giải quyết vụ án dân sự?

Hòa giải không phải là thủ tục bắt buộc trong một vụ án dân sự. Hay nói cách khác, vẫn có những vụ án dân sự không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được hoặc có những vụ án dân sự được giải quyết theo thủ tục rút gọn thì không trải qua giai đoạn hòa giải.    

Theo quy định tại Điều 206 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, những vụ án dân sự không được hòa giải bao gồm:

  • Yêu cầu đòi bồi thường vì lý do gây thiệt hại đến tài sản Nhà nước.
  • Những vụ án phát sinh từ giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội.   

Theo quy định tại Điều 207 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được bao gồm:

  • Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất mà vẫn cố tình vắng mặt.
  • Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng.
  • Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự.
  • Một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải.

Ngoài ra, những trường hợp Tòa án áp dụng giải quyết tranh chấp theo thủ tục rút gọn khi thỏa mãn những điều kiện được quy định tại Điều 317 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 cũng sẽ không có giai đoạn hòa giải.

Như vậy, nhìn chung “Hòa giải" tại Tòa án đóng vai trò, ý nghĩa quan trọng, được xem là một trong những biện pháp giải quyết tranh chấp hiệu quả nhất mà vẫn có thể giữ được hòa khí giữa các đương sự. Kết quả hòa giải thành giúp giải quyết triệt để, hiệu quả các tranh chấp mà không phải mở phiên tòa xét xử và kết quả hòa giải thành phần lớn được các bên tự nguyện thi hành; vụ việc không phải trải qua thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm theo quy định của các luật tố tụng; tiết kiệm chi phí, thời gian, công sức của các bên liên quan và Nhà nước; hạn chế tranh chấp kéo dài.

________________________________________________________________________________

Hãy để lại tin nhắn hoặc liên hệ Việt Nhật theo những cách thức sau để được tư vấn:

  • Facebook: Văn Phòng Luật Sư Việt Nhật LLP
  • Youtube: Văn phòng Luật Sư Việt Nhật LLP
  • Email: luatsuvietnhat@gmail.com
  • Hotline: 0967 583 973

Địa chỉ:

-Văn phòng: 965/42c Quang Trung, Phường 14, quận Gò Vấp, TP.HCM. 

zalo-img.png