Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là một việc làm rất quan trọng cho các cá nhân, tổ chức kinh doanh sản xuất và cung ứng dịch vụ trên các nền tảng xã hội cụ thể là Youtube. Tuy nhiên không nhiều các chủ kênh Youtube nhận thức được tầm quan trọng của việc này.
Thời gian gần đây đã xuất hiện khá nhiều những trường hợp một số kênh Youtube nhận được cảnh báo từ Youtube về việc tên kênh của họ đang xâm phạm nhãn hiệu đang được bảo hộ, dẫn tới kênh chính chủ bị khóa hoặc mất chức năng kiếm tiền. Điều đáng nói ở đây là các chủ sở hữu kênh này, sau một thời gian hoạt động, khi đạt được mức độ phủ sóng rộng rãi thì lại bị những đối tượng khác “ăn cắp” nhãn hiệu làm nên tên tuổi để thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trước để phục vụ mục đích kinh doanh, lúc này các chủ kênh mới tìm hiểu đăng ký nhãn hiệu kênh Youtube thì đã muộn. Chính vì lẽ đó, để đảm bảo được quyền lợi của mình, các chủ kênh Youtube nên tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho kênh Youtube của mình một cách kịp thời và đúng quy định pháp luật, sau đây chúng tôi xin đưa ra quy trình, thủ tục đăng ký nhãn hiệu kênh Youtube theo quy định của pháp luật như sau:
I. Đặt tên nhãn hiệu kênh Youtube, phân vùng phạm vi đăng ký và kiểm tra khả năng đăng ký
Trên thực tế, hầu hết chủ sở hữu kênh Youtube (Youtuber) sẽ cân nhắc việc đăng ký bảo vệ tên kênh sau khi sử dụng Youtube và nhận thấy tiềm năng của kênh. Không có nhiều trường hợp đăng ký bảo hộ trước khi kênh được thành lập.
Để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu kênh Youtube, người nộp đơn cần xác định ba điểm sau:
Thứ nhất, là đối tượng đã đăng ký, đặc biệt là mẫu nhãn hiệu là tên kênhYoutube (văn bản) hoặc logo/ hình ảnh bổ sung (văn bản và hình ảnh).
Thứ hai là phạm vi đăng ký bảo vệ, đặc biệt là việc phân loại các nhóm đăng ký.
Hầu hết nếu làm Youtube chỉ đơn giản là tạo video nội dung, video giải trí, chủ kênh có thể chọn một trong các nhóm sau: quảng cáo; tiếp thị; dịch vụ giải trí; sản xuất video trực tuyến, v.v. Ngoài ra, mỗi kênh có một phạm vi bảo vệ khác nhau tùy theo nội dung của kênh và mục đích khác của chủ sở hữu.
Thứ ba, tiến hành tra cứu khả năng đăng ký
Sau khi đặt tên xong, chủ sở hữu cần tiến hành thủ tục tra cứu nhãn hiệu kênh Youtube xem có trùng hoặc; gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ không. Để việc tra cứu được chính xác nhất thì chủ sở hữu có thể phải sử dụng các dịch vụ tra cứu của đơn vị có chuyên môn, đơn vị có khả năng tra cứu. Do số lượng nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ là rất lớn nên khả năng trùng hoặc; gây nhầm lẫn là rất cao. Do đó, chúng tôi khuyên Chủ sở hữu nên lựa chọn 2-3 tên gọi để trường hợp tên này trùng sẽ sử dụng tên khác.
II. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu kênh Youtube, gồm:
III. Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu kênh Youtube tại Cục SHTT
Người nộp đơn có thể lựa chọn 1 trong 3 hình thức là nộp trực tuyến; nộp trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu điện tới Cục Sở hữu trí tuệ ở Hà Nội hoặc hai văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ tại TP.HCM và Thành phố Đà Nẵng.
Địa chỉ trụ sở chính và văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ:
- Trụ sở chính: Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
- Văn phòng đại diện: Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
- Văn phòng đại diện: Đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
Hiện nay, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Cục SHTT đã đình chỉ hoạt động tư vấn và trực tiếp tiếp nhận đơn đăng ký tại trụ sở Cục SHTT và văn phòng đại diện Cục SHTT tại TP. Do đó, nếu có nhu cầu đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trong thời điểm này, người nộp đơn chỉ có thể nộp đơn đơn giấy qua đường bưu điện hoặc sử dụng Cổng dịch vụ công trực tuyến.
Lưu ý: Để nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu kênh Youtube bằng hình thức trực tuyến, cần có chứng thư số, chữ ký số và tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến. Sau khi tạo tài khoản, cần được Cục SHTT phê duyệt trước khi thực hiện các thủ tục liên quan khác.