Giám đốc thẩm là một giai đoạn tố tụng đặc biệt trong mô hình tố tụng. Các trình tự, thủ tục được quy định rõ trong Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 tuy nhiên với tình trạng đơn đề nghị xem xét Giám đốc thẩm ngày càng nhiều chứng tỏ sự sai sót trong các giai đoạn xét xử trước đó vẫn tồn tại nhiều bất cập.
Một trong những vấn đề được quan tâm về thủ tục như thế nào sẽ được thụ lý như thế nào? Một bản án muốn được xem xét theo thủ tục Giám đốc thẩm trước hết phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 326 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 gồm:
"a) Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự;
b) Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật;
c) Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án, quyết định không đúng, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba."
Khi thỏa mãn một trong các điều kiện này, đương sự phải gửi đơn đến người có thẩm quyền kháng nghị theo quy định pháp luật.
Tuy nhiên, vấn đề đáng nói ở đây rằng thời hạn bao lâu là đủ cho việc xem xét đơn đề nghị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm? Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 không đề cập đến thời hạn xem xét và trả lời cho đương sự trong trường hợp nộp đơn đề nghị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Như vậy, sau khi nộp đơn đề nghị cho người có thẩm quyền kháng nghị và đã nhận được biên nhận từ Tòa án hoặc Viện Kiểm sát hoặc của cả hai cơ quan thì người nộp đơn chỉ có thể chờ văn bản trả lời; văn bản yêu cầu bổ sung tài liệu, chứng cứ cho đến khi có quyết định kháng nghị Giám đốc thẩm. Nhưng khoảng thời gian xem xét Luật cho phép là bao nhiêu thì chưa được cụ thể cho nên xuất hiện nhiều vụ việc chờ quyết định kháng nghị đến 6 tháng nhưng không có văn bản giải quyết.
Như vậy, cần phải nhận định rằng việc không có quy định rõ ràng trong trường hợp này gây ra tâm lý lo lắng vì khi xem xét nộp đơn thì mỗi người dân đang đối mặt với một bản án có hiệu lực pháp luật trước đó. Nếu không xử lý kịp thời thì quyền lợi của họ sẽ bị ảnh hưởng thậm chí bị cưỡng chế thi hành bản án. Chính vì thế, việc quy định rõ hay ít nhất phải có văn bản hướng dẫn về vấn đề này nhằm bảo đảm quyền lợi tối đa cho người dân.
__________________________________________________________________________
Nếu bạn vẫn còn đang băn khoăn về việc soạn thảo đơn khởi kiện, hãy để chung tôi giúp đỡ bạn.
Luật sư S.O.S chuyên cung cấp đến cho khách hàng những dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp ngay từ những giao đoạn sơ khai của vụ án thuộc mọi lĩnh vực dân sự, hình sự, hôn nhân gia đình, kinh tế.
Các bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo những kênh liên lạc sau:
Hotline/ Zalo: 0967 58 39 73
Địa chỉ:
- Văn phòng 1: 965/42C Quang Trung, Phường 14, Quận Gò Vấp, TP.HCM.
- Văn phòng 2: 431 Tân Sơn, Phường 12, Quận Gò Vấp, TP.HCM.