Đầu tiên, cần hiểu rõ pháo là gì? Tại điểm a, Khoản 1, Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo (sau đây gọi là Nghị định 137/2020/NĐ-CP) quy định như sau:
Pháo là sản phẩm có chứa thuốc pháo, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra phản ứng hóa học nhành, mạnh, sinh khí, tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, gây ra tiếng nổ hoặc không gây ra tiếng nổ. Pháo bao gồm: Pháo nổ, pháo hoa.
Theo đó, hai pháo nổ và pháo hoa được định nghĩa như sau:
Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian;
Pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian được gọi là pháo hoa nổ;
Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.
Thứ hai, liên quan đến việc sử dụng pháo. Theo quy định tại Nghị định 137/2020/NĐ-CP thì đối với những loại pháo khác nhau có những cơ chế sử dụng với nhau.
Đối với pháo nổ chỉ được thực hiện bởi các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước trong những dịp như Tết Nguyên đán, Giỗ tổ Hùng Vương, Quốc Khánh,... sau khi được sự phê duyệt của các cơ quan có thẩm quyền khác.
Đối với pháo hoa, người dân hoặc các tổ chức khác có năng lực hành vi dân sự được phép sử dụng trong các dịp Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
Như vậy, căn cứ vào những quy định kể trên, người dân không được phép sử dụng các loại pháo có tính chất như pháo nổ, tức gây ra tiếng nổ lớn do sự xung kích cơ, điện hoặc hóa gây ra mà chỉ được sử dụng các loại pháo hoa chỉ tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ
Hành vi người dân tự ý sử dụng loại pháo không được phép theo quy định sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 5.000.000đ đến 10.000.000đ khi ( Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP) hoặc truy cứu trách nhiệm hình về tội Gây rối trật tự công công theo quy định tại Điều 318 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 với hình phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 07 năm tù./.
Hãy để lại tin nhắn hoặc liên hệ Việt Nhật theo những cách thức sau để được tư vấn:
Facebook: Văn Phòng Luật Sư Việt Nhật LLP
Youtube: Văn phòng Luật Sư Việt Nhật LLP
Email: luatsuvietnhatllp1999@gmail.com
Hotline: 037 5244 218
Địa chỉ:
- Văn phòng: 965/42c Quang Trung, Phường 14, quận Gò Vấp, TP.HCM.