Thấu hiểu - Sẻ chia
Menu

ĐÌNH CÔNG BẤT HỢP PHÁP, NGƯỜI LAO ĐỘNG BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?

  • 03/11/2021

Đình công sự tạm ngừng công việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của người lao đọng nhằm thể hiện yêu cầu đối với người sử dụng lao động liên quan đến tranh chấp lao động. Hiện nay, pháp luật không cấm việc đình công nhưng lại quy định một số trường hợp đình công bất hợp pháp và người lao động sẽ bị xử phạt nếu đình công theo những hình thức được liệt kê.

I. Khi nào được coi như là đình công bất hợp pháp 

Theo quy định hiện hành, những trường hợp đình công bất hợp pháp được quy định rất rõ trong Điều 204 Bộ luật lao động năm 2019, bao gồm:

1. Không phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể về lợi ích.

2. Không do tổ chức đại diện người lao động có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công.

3. Vi phạm các quy định về trình tự, thủ tục tiến hành đình công theo quy định của Bộ luật này.

4. Khi tranh chấp lao động tập thể chưa được hoặc đang được cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019.

5. Tiến hành đình công ở nơi sử dụng lao động mà việc đình công có thể đe dọa đến quốc phòng, an ninh, trật tự công cộng, sức khỏe của con người. Theo danh mục nơi sử dụng lao động không đình công do Chính phủ quy định.

6. Khi đã có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công của cơ quan có thẩm quyền.

II. Hậu quả của đình công bất hợp pháp 

Khi tiến hành đình công bất hợp pháp, người lao động có thể bị xử lý vi phạm do hành vi của mình gây ra theo quy định tại Điều 217 Bộ luật lao động 2019. Cụ thể:

1. Người lao động phải ngừng đình công và trở lại tiếp tục công việc. Ngược lại, người lao động sẽ bị xử lý kỷ luật lao động theo quy định phụ thuộc vào mức độ vi phạm, có thể là bị khiển trách, kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng, cách chức hoặc sa thải.

2. Trong trường hợp việc đình công bất hợp pháp gây ra thiệt hại về tài sản của người sử dụng lao động thì người lao động còn phải bồi thường những thiẹt hại này, gồm:

  • Thiệt hại về máy móc, thiết bị, nguyên, nhiên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm hư hỏng sau khi trừ đi giá trị thu hồi do thanh lý, tái chế (nếu có);
  • Chi phí khắc phục hậu quả do đình công bất hợp pháp gây ra gồm:
  • Vận hành máy móc thiết bị theo yêu cầu công nghệ;
  • Sửa chữa, thay thế máy móc, thiết bị bị hư hỏng;
  • Tái chế nguyên nhiên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm bị hư hỏng;
  • Bảo quản nguyên, nhiên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm trong thời gian diễn ra đình công;
  • Vệ sinh môi trường;
  • Bồi thường khách hàng hoặc phạt vi phạm hợp đồng do đình công xảy ra

3. Ngoài ra, những người tham gia đình công bất hợp pháp nếu có hành vi vi phạm pháp luật còn có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự nếu như hành vi đó thỏa mãn điều kiện cấu thành tội phạm theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015.

Như vậy, pháp luật không cấm việc đình công nhưng đây không được coi như là một đặc quyền dành cho người lao động mà sẽ được pháp luật kiểm soát một cách nghiêm ngặt để có thể bảo vệ được quyền, lợi của các bên trong quan hệ lao động bao gồm người lao động và người sử dụng lao động. Ngoài ra, việc đặt ra điều luật giới hạn phạm vi thực hiện đình công cũng như chế tài cho hành vi đình công bất hợp pháp sẽ tránh được tình trạng những cá nhân có ý đồ lôi kéo gây mất trật tự xã hội và ảnh hưởng đến an sinh của người lao động và hoạt động sản xuất của người sử dụng lao động.

________________________________________________________________________________

Hãy để lại tin nhắn hoặc liên hệ Việt Nhật theo những cách thức sau để được tư vấn:

  • Facebook: Văn Phòng Luật Sư Việt Nhật LLP
  • Youtube: Văn phòng Luật Sư Việt Nhật LLP
  • Email: luatsuvietnhat@gmail.com
  • Hotline: 0967 583 973

Địa chỉ:

-Văn phòng: 965/42c Quang Trung, Phường 14, quận Gò Vấp, TP.HCM. 

 

zalo-img.png