Thấu hiểu - Sẻ chia
Menu

THẾ NÀO LÀ KHÔNG TỐ GIÁC TỘI PHẠM?

  • 02/11/2021

Không tố giác tội phạm được coi là một tội phạm được quy định trong BLHS 2015. Như vậy, chúng ta cần hiểu loại tội phạm này như thế nào?

I. Định nghĩa hành vi không tố giác tội phạm

Không tố giác tội phạm là hành vi của một người biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Không tố giác tội phạm bị coi là tội phạm, người không tố giác tội phạm có thể chịu trách nhiệm hình sự về tội Không tố giác tội phạm theo Điều 390 Bộ Luật Hình Sự.

II. Đặc điểm của hành vi không tố giác tội phạm

Tố giác tội phạm là nghĩa vụ của công dân, và người không tố giác không làm một việc mặc dù có thể làm và có nghĩa vụ phải làm. Thể hiện ở việc, người không tố giác đã im lặng, không thông báo thông tin mà mình biết về việc tội phạm đang được chuẩn bị, tội phạm đang được thực hiện và đã thực hiện của một hay nhiều người khác cho cơ quan, tổ chức và người có thẩm quyền của cơ quan tổ chức biết. Việc thông báo này là kịp thời, đầy đủ, nếu quá chậm trễ, không đầy đủ thì không có tác dụng ngăn chặn cũng như phát hiện xử lý tội phạm thì họ có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi không tố giác tội phạm.

Như vậy, không tố giác tội phạm có điểm khác với hành vi giúp sức trong đồng phạm và hành vi che giấu tội phạm ở các đặc điểm: Luôn thực hiện dưới dạng không hành động, không hứa hẹn trước.

III. Quy định pháp luật về ành vi không tố giác tội phạm

Như đã đề cập ở trên, việc không tố giác tội phạm một cách kịp thời, đầy đủ hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể, tại Điều 19 Bộ luật hình sự 2015 quy định: 

"1. Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm trong những trường hợp quy định tại Điều 389 của Bộ luật này."

Nếu một người biết rõ tội phạm xảy ra hoặc có thể xảy ra mà không tố giác thì sẽ bị truy tố hình sự với hình phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Trong trường hợp người không tố giác đã có hành vi ngăn cản tội phạm thì có thể được xem xét miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt (theo Điều 390 Bộ luật Hình sự 2015). 

Lưu ý rằng, tội không tố giác tội phạm không bị truy cứu trong các trường hợp sau căn cứ theo khoản 2 Điều 19 Bộ luật Hình sự 2015: 

(i). Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.

(ii). Người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp không tố giác tội phạm do chính người mà mình bào chữa đã thực hiện hoặc đã tham gia thực hiện mà người bào chữa biết được khi thực hiện nhiệm vụ bào chữa, trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.

Như vậy, hành vi không tố giác tội phạm tuy không trực tiếp gây ra những hậu quả nguy hiểm đe dọa đến an ninh, trật tự xã hội nhưng cũng được coi như là một hành vi vi phạm pháp luật khi để mặc tội phạm diễn ra dù ý thức được đó là tội phạm. 

________________________________________________________________________________

Hãy để lại tin nhắn hoặc liên hệ Việt Nhật theo những cách thức sau để được tư vấn:

  • Facebook: Văn Phòng Luật Sư Việt Nhật LLP
  • Youtube: Văn phòng Luật Sư Việt Nhật LLP
  • Email: luatsuvietnhat@gmail.com
  • Hotline: 0967 583 973

Địa chỉ:

-Văn phòng: 965/42c Quang Trung, Phường 14, quận Gò Vấp, TP.HCM. 

zalo-img.png