Thấu hiểu - Sẻ chia
Menu

BÀN VỀ QUYỀN KHÁNG CÁO

  • 14/02/2022

Kháng cáo được hiểu là những người tham gia tố tụng làm đơn hoặc trình bày trực tiếp với Toà về việc không đồng ý một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định chưa có hiệu lực của Toà án cấp sơ thẩm và đồng thời yêu cầu Toà cấp trên trực tiếp xem xét lại quyết định, xét xử lại vụ án đó.

1. Thời hạn kháng cáo

Đối với bị cáo, đương sự có mặt tại phiên toà thì thời hạn kháng cáo là 15 ngày kể từ ngày tuyên án (Điều 333 BLTTHS) . Đối tượng của việc kháng cáo là bản án, quyết định của Toà án chứu không phải nội dung tuyên án tại phiên toà. Vậy nên, quy định này xảy ra nhiều bất cập như sau:

  • Đối với những vụ án phức tạp, bị cáo và đương sự không đủ sức khoẻ và trí nhớ để nghe toàn bộ bản án, quyết định để thực hiện đầy đủ quyền kháng cáo;
  • Thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng cáo là kể từ ngày tuyên án. Trong khi đó theo Nghị quyết 05/2005/NQ-HĐTP, thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng cáo là ngày tiếp theo của ngày tuyên án (điểm a tiểu mục 3.1 mục 3);
  • Trên thực tế, có nhiều vụ án Toà tuyên án khác với nội dung trong bản án.

Vậy nên, nếu tính thời điểm kháng cáo bắt đầu từ khi tuyên án sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo, đương sự khác. BLTTHS quy định trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày tuyên án, Toà án phải giao bản án cho bị cáo và đương sự khác (điều 262 BLTTHS). Nếu đợi đến thời điểm nhận được bản án của Toà mới thực hiện quyền kháng cáo thì thời hạn kháng cáo sẽ còn lại rất ít, không đủ thời gian để xem xét, nhận định và viết đơn kháng cáo.

2. Chủ thể kháng cáo

BLTTHS quy định người bào chữa cho người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền kháng cáo (khoản 2 điều 331 BLTTHS). Đây là quy định thể hiện tính nhân đạo trong chính sách hình sự nước ta nhưng vẫn chưa đủ. Trên thực tế vẫn còn nhiều người bị buộc tội có hạn chế trong nhận thức và nắm bắt các quy định pháp luật để thực hiện quyền kháng cáo cho mình, ví dụ như người dân tộc thiểu số, người cao tuổi, người ở những vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn. Vậy nên cần mở rộng đối tượng mà người bào chữa có thể thực hiện quyền kháng cáo để bảo vệ lợi ích thay họ.

Ngoài ra, luật cũng chưa quy định rõ người dưới 18 tuổi là người dưới 18 tuổi khi phạm tội hay tại thời điểm xét xử.

________________________________________________________________________________

Hãy để lại tin nhắn hoặc liên hệ Việt Nhật theo những cách thức sau để được tư vấn:

  • Facebook: Văn Phòng Luật Sư Việt Nhật LLP

  • Youtube: Văn phòng Luật Sư Việt Nhật LLP

  • Email: luatsuvietnhat@gmail.com

  • Hotline: 037 5244 218

Địa chỉ:

- Văn phòng: 965/42c Quang Trung, Phường 14, quận Gò Vấp, TP.HCM. 

 

zalo-img.png