Theo quy định tại Điều 254 Bộ luật Dân sự 2015 thì:
- Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.
- Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.
- Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều 254 Bộ luật Dân sự mà không có đền bù.
Như vậy, hành vi chặn lối đi nhà hàng xóm là hành vi không đúng về mặt pháp luật. Chính vì điều nó nếu việc thương lượng về lối đi qua của các nhà xóm trong cùng không đạt được hiệu quả với nhà ngoài cùng và hậu quả rằng vẫn cứ diễn ra tình trạng chặn lối đi nhà hàng xóm, thì người chặn lối đi nhà hàng xóm có thể bị khởi kiện tại Toà án nhân dân cấp huyện về tranh chấp đất đai để thông qua vụ kiện này những nhà hàng xóm trong cùng có thể để được mở lại lối đi chung theo đúng quy định của pháp luật (theo quy định tại khoản 9 Điều 26 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015).
Bên cạnh đó, nếu việc bạn tự ý xây dựng công trình để chặn lối đi nhà hàng xóm là việc xây dựng theo quy định phải có sự cho phép của cơ quan chính quyền địa phương, thì bạn rất có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.
_____________________________________________________________________________
Hãy để lại tin nhắn hoặc liên hệ Việt Nhật theo những cách thức sau để được tư vấn:
Facebook: Văn Phòng Luật Sư Việt Nhật LLP
Youtube: Văn phòng Luật Sư Việt Nhật LLP
Email: luatsuvietnhat@gmail.com
Hotline: 037 5244 218
Địa chỉ:
- Văn phòng: 965/42c Quang Trung, Phường 14, quận Gò Vấp, TP.HCM.