Nhìn chung, phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại đều là những chế tài đều được xây dựng nhằm ngăn chặn hành vi vi phạm cũng như bảo vệ quyền lợi, lợi ích của bên bị vi phạm và chỉ áp dụng khi có hành vi vi phạm xảy ra. Tuy nhiên, mỗi chế tài đều có những điểm khác biệt về cơ chế áp dụng.
1. Phạt vi phạm
Phạt vi phạm là một chế tài được đề ra nhằm ngăn chặn những hành vi vi phạm hợp đồng mà theo đó bên vi phạm có nghĩa vụ phải trả một khoản tiền cho bên bị vi phạm khi vi phạm hợp đồng. Cơ chế này chỉ phát sinh trong trường hợp giữa các bên đã có thỏa thuận về việc phạt vi phạm tại hợp đồng. Theo Bộ luật Dân sự hiện hành, tuy không quy định cụ thể về mức tối đa cho việc phạt vi phạm nhưng ở một số luật chuyên ngành, mức phạt được giới hạn tương ứng, có thể kể đến như 8% giá trị hợp đồng đối với Luật Thương mại hoặc 14% giá trị hợp đồng đối với Luật Xây dựng.
Vậy, phạt vi phạm là một chế tài chỉ có thể áp dụng trong trường hợp các bên đã có thỏa thuận khi ký kết hợp đồng và cần lưu ý về mức phạt tối đa trong từng lĩnh vực cụ thể.
2. Bồi thường thiệt hại
Khác với phạt vi phạm, cơ chế bồi thường thiệt hại được đặt ra nhằm khôi phục lại, khắc phục những tổn thất mà bên bị vi phạm phải gánh chịu từ hành vi vi phạm hợp đồng. Do đó, quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại không yêu cầu thỏa thuận tại hợp đồng mà sẽ được áp dụng khi thỏa mãn đủ điều kiện sau:
Khác với phạt vi phạm, giá trị bồi thường thiệt hại sẽ được tính căn cứ trên giá trị tổn thất thực tế trực tiếp mà bên bị vi phạm gây ra cùng với khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.
3. Vấn đề
Hiện nay, có một sự mâu thuẫn trong quy định về áp dụng chế tài vừa phạt vi phạm, vừa bồi thường thiệt hại giữa BLDS 2015 và Luật Thương mại 2005. Bộ luật Dân sự với áp dụng chung đối với các giao dịch dân sự quy định:
“3. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm”
Theo đó, nếu các bên muốn áp dụng vừa chế tài phạt vi phạm, vừa bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ thì cần phải nêu rõ trong hợp đồng. Ngược lại, nếu chỉ thỏa thuận về phạt vi phạm thì quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại mặc nhiên sẽ không còn nữa.
Tuy nhiên, theo quy định của khoản 2 Điều 307 Luật Thương mại 2005: “2. Trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật này có quy định khác.”
Phạt vi phạm và Bồi thường thiệt hại rõ ràng là hai chế tài được đặt ra với những mục đích khác nhau, cơ chế và căn cứ áp dụng cũng có sự khác biệt rõ rệt. Do đó, quy định của Luật Thương mại về mối quan hệ giữa phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có hướng tiếp cận phù hợp hơn. Tuy nhiên, do Bộ luật Dân sự có phạm vi áp dụng chung và Luật Thương mại là luật chuyên ngành nên có thế thấy trường hợp có thể áp dụng đồng thời cả hai chế tài khi chỉ có thỏa thuận về phạt vi phạm chỉ giới hạn trong lĩnh vực mà Luật Thương mại được áp dụng.
Như vậy, có thể thấy hiện nay quy định về việc áp dụng đồng thời chế tài phạt vi phạm và bời thường thiệt hại được quy định tại Bộ luật Dân sự và Luật Thương mại không đồng nhất với nhau có thế dẫn đến sự khó khăn cho các bên trong việc tạo lập hợp đồng và áp dụng các chế tài phù hợp khi có hành vi vi phạm xảy ra.
_____________________________________________________________________________
Hãy để lại tin nhắn hoặc liên hệ Việt Nhật theo những cách thức sau để được tư vấn:
Facebook: Văn Phòng Luật Sư Việt Nhật LLP
Youtube: Văn phòng Luật Sư Việt Nhật LLP
Email: luatsuvietnhat@gmail.com
Hotline: 037 5244 218
Địa chỉ:
- Văn phòng: 965/42c Quang Trung, Phường 14, quận Gò Vấp, TP.HCM.