Mang thai hộ không đương nhiên phải là hành vi bị pháp luật ngăn cấm vì ở một khía cạnh nhân đạo, mang thai hộ có thể được xem như là sự giúp đỡ đến những hoàn cảnh gia đình bị hiếm muộn nhưng vẫn mong chờ sự xuất hiện của những đứa trẻ. Có lẽ đây chính là lý do mà Nhà nước VN không hoàn toàn cấm hoạt động mang thai hộ. Tuy nhiên, nhiều người đang lợi dụng khe hở này để thực hiện hoạt động mang thai hộ vì mục đích thương mại, và đây chính là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm và sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật.
Mang thai hộ là gì? Mang thai hộ vì mục đích thương mại?
Mang thai hộ vì mục đích thương mại được hiểu là việc một người phụ nữ mang thai cho người khác băng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để được hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác (quy định tại Khoản 23 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014). Theo đó Luật hôn nhân và gia đình cũng quy định các điều khoản để bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình, một trong những hành vi đó thì mang thai hộ vì mục đích thương mại bị pháp luật cấm.
Mang thai hộ nhằm mục đích thương mại có vi phạm pháp luật?
Khi thực hiện hành vi mang thai hộ vì mục đích thương mại sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Cụ thể, Theo Khoản 1 Điều 60 Nghị định 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã: Hành vi thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, sinh sản vô tính, mang thai hộ vì mục đích thương mại sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Hiện nay, tình hình mang thai hộ vì mục đích thương mại ngày càng phổ biến, do đó cần tăng cường nhiều biện pháp để phòng tránh. Ngày 17/6/2021, Bộ Y tế ban hành Công văn số 4870 về việc phòng mang thai hộ vì mục đích thương mại và lựa chọn giới tính thai nhi. Để bảo đảm việc chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản, phòng tránh tình trạng mang thai hộ vì mục đích thương mại, đẻ thuê, lựa chọn giới tính thai nhi xảy ra trong cơ sở y tế hoặc các hành vì tiếp tay, tham gia vào những đường dây phi pháp nêu trên của cán bộ y tế, Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện được phép thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo cần thực hiện một số biện pháp… Cụ thể, cần tăng cường quản lý các trường hợp cho/nhận tinh trùng/noãn/phôi, thụ tinh trong ống nghiệm, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Rà soát, xây dựng bổ sung quy trình và thường xuyên kiểm tra nhân viên để hạn chế đến mức thấp nhất việc nhầm lẫn hoặc tráo đổi bệnh nhân, tráo đổi tinh trùng, noãn, phôi. Việc nhận diện bệnh nhân và giao tử không chỉ bằng giấy tờ cá nhân mà có thể sử dụng các kỹ thuật nhận diện sinh trắc học hiện đại như chụp ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt để phòng tránh nhầm lẫn hoặc tráo đổi bệnh nhân do sử dụng giấy tờ giả…
Như vậy, mang thai hộ vì mục đích thương mại sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
__________________________________________________________________________________
Hãy để lại tin nhắn hoặc liên hệ Việt Nhật theo những cách thức sau để được tư vấn:
Địa chỉ:
-Văn phòng: 965/42c Quang Trung, Phường 14, quận Gò Vấp, TP.HCM.