Thấu hiểu - Sẻ chia
Menu

Thời hiệu khởi kiện: Phải có yêu cầu thì Tòa án mới xem xét.

  • 04/06/2021

Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được quy định rất cụ thể trong Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 và Bộ luật Dân sự 2015. Tuy nhiên việc áp dụng các quy định này trong thực tiến để giải quyết các vụ án còn nhiều bất cập do cách hiểu khác nhau. Nhiều người còn cho rằng, việc áp dụng thời hiệu khởi kiện trong giải quyết vụ án dân sự là đương nhiên áp dụng.

Thời hiệu khởi kiện: Phải có yêu cầu thì Tòa án mới xem xét.
Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được quy định rất cụ thể trong Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 và Bộ luật Dân sự 2015. Tuy nhiên việc áp dụng các quy định này trong thực tiến để giải quyết các vụ án còn nhiều bất cập do cách hiểu khác nhau. Nhiều người còn cho rằng, việc áp dụng thời hiệu khởi kiện trong giải quyết vụ án dân sự là đương nhiên áp dụng.
Thời hiệu khởi kiện: Phải có yêu cầu thì Tòa án mới xem xét.
1. Thời hiệu khởi kiện không đương nhiên được áp dụng.
Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được tính từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Theo khoản 2 Điều 184 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định: “Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc. Người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu có quyền từ chối áp dụng thời hiệu, trừ trường hợp việc từ chối đó nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ”
Với quy định trên, có thể thấy, về bản chất tất cả các vụ án đều còn thời hiệu khởi kiện nếu đương sự không yêu cầu Tòa án áp dụng thời hiệu. Cũng có thể nói, không phải vụ án nào hết thời hiệu khởi kiện thì Tòa án cũng đình chỉ giải quyết vụ án. Tòa án chỉ xem xét về thời hiệu khởi kiện đối với tranh chấp đang giải quyết khi có yêu cầu áp dụng thời hiệu khởi kiện của một bên đương sự và thời hiệu này đã hết. Tuy nhiên đương sự chỉ được quyền yêu cầu Tòa án áp dụng thời hiệu trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra quyết định, bản án giải quyết vụ án đó. Thời hiệu khởi kiện không đương nhiên được Tòa án áp dụng khi giải quyết vụ án dân sự. Trường hợp vẫn xét thấy vẫn còn thời hiệu để giải quyết thì Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án theo thủ tục chung, trường hợp đã hết thời hiệu Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu đã hết thời hiệu khởi kiện theo quy định của điểm e khoản 1 Điều 217 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
Thời hiệu khởi kiện: Phải có yêu cầu thì Tòa án mới xem xét.
2. Trách nhiệm giải thích cho đương sự về quyền yêu cầu áp dụng thời hiệu.
Trong thực tiễn xét xử tại Tòa án, có một vấn đề bất cập xảy ra cho việc áp dụng thời hiệu trong giải quyết vụ án dân sự. Đó là việc có hay không việc Thẩm phán có nghĩa vụ phải giải thích về quyền yêu cầu áp dụng thời hiệu khởi kiện cho các đương sự được rõ.
Hậu quả pháp lý của hai trường hợp cũng hoàn toàn khác nhau. Nếu Thẩm phán giải thích, đương sự sẽ hiểu rõ về quyền của mình, qua đó có thể yêu cầu Tòa án áp dụng thời hiệu đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, yêu cầu phản tố của bị đơn, hoặc yêu cầu độc lập của người có quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan nếu thời hiệu đã hết. Tuy nhiên, ngược lại, một số quan điểm lại cho rằng hầu hết các đương sự khi giải quyết tranh chấp tại Tòa án rất ít khi chú ý đến thời hiệt khởi kiện, Thẩm phán không giải thích có hay không việc đương sự sẽ không biết đến quyền yêu cầu áp dụng thời hiệu khởi kiện của mình?
Để giải đáp thắc mắc liên quan đến trách nhiệm giải thích cho đương sự quyền yêu cầu Tòa án áp dụng thời hiệu khởi kiện khi tiến hành giải quyết các vụ án dân sự, tại Công văn 89/TANDTC-PC năm 2020 về thông báo kết quả giải đáp trực tuyến một số vướng mắc trong xét xử do Tòa án nhân dân tối cao ban hành, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã hướng dẫn các Thẩm phán không giải thích cho đương sự quyền yêu cầu áp dụng thời hiệu khởi kiện để bảo đảm bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa các đương sự trong quá trình giải quyết vụ án. Hướng dẫn này phù hợp với cách thức áp dụng quy định về thời hiệu của đa số Thẩm phán hiện nay, sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của các đương sự trước pháp luật được Tòa án đảm bảo theo quy định của khoản 2 Điều 8 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, khẳng định sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của các đương sự trước pháp luật được Tòa án đảm bảo theo quy định của khoản 2 Điều 8 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Tuy nhiên, Công văn không phải là một dạng văn bản quy phạm pháp luật nên không có tính bắt buộc chung, mà chỉ mang tính hướng dẫn áp dụng pháp luật để tạo sự đồng nhất trong quá trình giải quyết của Thẩm phán.
Như vậy, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình được bảo vệ một cách tốt nhất, đương sự phải chuẩn bị cho mình những hiểu biết pháp luật về thời hiệu để có thể vận dụng trong việc giải quyết tranh chấp của chính mình. Đồng thời, có thể nhờ đến sự giúp đỡ của các luật sư, chuyên gia luật học, hoặc những người có am hiểu về pháp luật để việc giải quyết vụ án của mình được thuận tiện, nhanh chóng.
_______________________________________

Luật sư S.O.S cung cấp những dịch vụ pháp lý đến khách hàng một cách nhanh chông, kịp thời và 24/7. Nếu bạn đang có bất kỳ những vấn đề pháp lý nào cần giúp đỡ, đừng ngần ngại liên lạc ngay với chúng tôi qua những kênh sau: 

Hotline/ Zalo: 0967 58 39 73

Địa chỉ:

- Văn phòng 1: 965/42C Quang Trung, Phường 14, quận Gò Vấp, TP.HCM.

- Văn phòng 2: 431 Tân Sơn, Phường 12, quận Gò Vấp, TP.HCM.

zalo-img.png