Quy định hiện hành đối với hành vi đóng dấu treo và dấu giáp lai được quy định tại Nghị định 30/2020/NĐ-CP như sau:
"c) Các văn bản ban hành kèm theo văn bản chính hoặc phụ lục: Dấu được đóng lên trang đầu, trùm một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tiêu đề phụ lục.
d) Việc đóng dấu treo, dấu giáp lai, đóng dấu nổi trên văn bản giấy do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định.
đ) Dấu giáp lai được đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản, trùm lên một phần các tờ giấy; mỗi dấu đóng tối đa 05 tờ văn bản."
Tiêu chí |
Dấu treo |
Dấu giáp lai |
Khái niệm |
Đóng dấu của cơ quan, tổ chức tại trang đầu tiên bao trùm lên tên của cơ quan, tổ chức hoặc tên của phụ lục kèm theo |
Đóng dấu cơ quan, tổ chức tại phần lề phải của các văn bản có hai trang trở lên |
Loại văn bản |
Văn bản phụ lục kèm theo văn bản chính Bản sao do cơ quan, tổ chức ban hành và tự chịu trách nhiệm về tính xác thực |
Mọi văn bản có từ hai trang trở lên |
Mục đích |
Tại văn bản chính hoặc bản sao: thừa nhận văn bản được ban hành bởi cơ quan, tổ chức đóng dấu (trong trường hợp người có ký văn bản không có thẩm quyền đóng dấu) Tại phụ lục văn bản: khẳng định văn bản được đấu dấu là một bộ phận của văn bản chính |
Xác thực số lượng cũng như thứ tự sắp xếp các tranh để tránh tình trạng làm giả hoặc thay đổi nội dung văn bản
|
Cách đóng dấu |
Bao trùm lên một phần tên của cơ quan, tổ chức hoặc tên của phụ lục kèm theo |
Đóng vào giữa mép phải của các tờ, trùm lên một phần các tờ giấy. Mỗi dấu đóng tối đa 05 tờ văn bản |
Giá trị pháp lý |
Có giá trị chứng thực bởi chính cơ quan, tổ chức đóng dấu để thừa nhận văn bản được cơ quan, tổ chức ban hành hoặc phụ lục kèm theo là một phần của văn bản chính |
Dấu giáp lai giúp xác định các tờ là 01 phần của văn bản, theo một thứ tự nhất định. |
Hiện nay, pháp luật không quy định cụ thể loại văn bản nào buộc phải đóng dấu giáp lai và dấu treo, thay vào đó, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có quyền quy định về việc này căn cứ theo bản chất của từng loại văn bản sao cho phù hợp. Vậy, từ những so sánh trên đã có thể làm rõ được sự khác nhau giữa dấu treo và dấu giáp lai để mọi người có thể nắm rõ hơn, tránh nhầm lẫn về ai cơ chế đóng dấu này.
Do pháp luật trao cho cơ quan, tổ chức tự quy định liên quan đến việc đóng dấu treo, dấu giáp lai nên bài viết trên đây cung cấp thông tin dựa trên sự phổ biến trong thực tế của việc sử dụng con dấu nên bài viết này mang tính chất tham khảo.
_____________________________________________________________________________
Hãy để lại tin nhắn hoặc liên hệ Việt Nhật theo những cách thức sau để được tư vấn:
Facebook: Văn Phòng Luật Sư Việt Nhật LLP
Youtube: Văn phòng Luật Sư Việt Nhật LLP
Email: luatsuvietnhat@gmail.com
Hotline: 037 5244 218
Địa chỉ:
- Văn phòng: 965/42c Quang Trung, Phường 14, quận Gò Vấp, TP.HCM.